Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: Toán Phan .
Với những tác động của công cuộc đổi mới, của toàn cầu hóa, cách mạng công nghệ 4.0 và cả đại dịch Covid-19, việc xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới cần được đánh giá lại.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, ngày 19/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức buổi hội thảo khoa học toàn quốc tại Hà Nam, xoay quanh chủ đề “Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X)" và "Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã nói: "Các doanh nghiệp nên hướng tới tài trợ văn hóa nhiều hơn. Khi được hỗ trợ đầy đủ, văn hóa sẽ tác động lại, đem lại hiệu quả kinh tế".
Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và văn học nghệ thuật Theo tham luận của Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân , Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, quá trình mở cửa nền kinh tế, sự lớn mạnh của nền kinh tế thị trường đã điều tiết hầu hết lĩnh vực, trong đó có văn học, nghệ thuật.
Các sản phẩm văn học, nghệ thuật đã được xem là một sản phẩm hàng hóa, chịu sự điều tiết và định hướng bởi quy luật của nền kinh tế thị trường như: Giá trị sử dụng; khả năng mang lại lợi nhuận; chịu tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả...
Khi kinh tế thị trường phát triển, Nhà nước sẽ có điều kiện để đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ tự do, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, kinh tế thị trường còn nâng cao vị thế của văn học, nghệ thuật, trở thành “xương sống”, là nguồn lực của các ngành công nghiệp văn hóa. Ông Đoàn Xuân Bộ cho rằng nếu điện ảnh, âm nhạc mang lại doanh thu khổng lồ, thì một số ngành khác như văn học, nghệ thuật thị giác đóng góp doanh thu trực tiếp không nhiều nhưng lại cung cấp kịch bản văn học, hình tượng, cách diễn đạt cho công nghiệp văn hóa phát triển.
Một tác phẩm văn học thành công sẽ trở thành nguồn cảm hứng, tác động đến nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác, đóng góp vào kinh tế quốc dân. Đồng thời, những thành tựu kinh tế này không tác động lớn đến môi trường, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên. “Sản phẩm văn học nghệ thuật trở thành sản phẩm công nghiệp văn hóa sẽ góp phần nâng cao vị thế quốc gia, trở thành 'sức mạnh mềm' ảnh hưởng lên toàn cầu, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa”, ông Đoàn Xuân Bộ nhận định.
Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức buổi hội thảo khoa học toàn quốc tại Hà Nam, ngày 19/12. Ảnh: M.H .
Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng văn học, nghệ thuật không đơn thuần là một lĩnh vực giải trí, mà có thể đóng góp vào kinh tế đất nước. “Theo thống kê, các sản phẩm văn hoá đem lại nguồn thu cho nước Mỹ nhiều hơn xuất khẩu vũ khí - vốn là thế mạnh của quốc gia này. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế sáng tạo luôn cao hơn 1,5 lần so với tốc độ trung bình của các quốc gia”, ông Bùi Hoài Sơn chia sẻ trong tham luận của mình.
Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, đã nêu rõ “phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa” là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm.
Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021 có nêu: “Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.
Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, ra đời trước Nghị quyết 33 sáu năm, cho nên việc chưa đề cập nhiều đến mối quan hệ tác động của kinh tế thị trường đến văn học nghệ thuật, chưa nhấn mạnh vai trò của văn học nghệ thuật đến việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là điều dễ hiểu. Vì vậy, nhân hội thảo khoa học toàn quốc nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23, Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ và nhiều đại biểu khác đã kiến nghị các cơ quan chức năng bổ sung, làm rõ vấn đề nêu trên.
Thiếu nữ tham gia festival Huế 2022. Ảnh: Điền Quang.
Cần tăng đầu tư cho văn học, nghệ thuật Đầu tư cho văn học là một vấn đề được nhiều đại biểu bàn tới. PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cho rằng sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, ta đã phần nào nhận thức được việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động sáng tạo nghệ thuật là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cho rằng mức đầu tư cho văn học hiện nay là chưa tương xứng. Ông đưa ra ví dụ, một cuốn sách in ra 1.000 bản, không được quảng bá mạnh, dẫn đến bán chậm, tác động kinh tế chưa cao.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, tại hội thảo. Ảnh: M.H .
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ còn cho rằng cần xây dựng đề án và cơ chế bảo tồn, truyền bá các loại hình văn học, nghệ thuật cổ truyền; cần có chính sách đặc biệt hỗ trợ sự phát triển của ngôn ngữ, chữ viết và văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số.
Chế độ lương, nhuận bút và đãi ngộ tài năng cũng là một chủ đề được nhiều đại biểu quan tâm. Trước ý kiến này, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nói đội ngũ văn nghệ sĩ có lẽ chưa được đầu tư đủ về mặt vật chất. “Khát vọng phải có động lực và điều kiện”.
Giới văn nghệ sĩ được xem là một nguồn lực quan trọng để phát triển, là sức mạnh nội sinh trong công cuộc phát triển của đất nước. "Đội ngũ văn nghệ sĩ là lực lượng tiên phong bồi đắp, xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời đại mới... Để làm được điều này, cần có thể chế, chính sách cụ thể hóa, nếu không sẽ rất khó", Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nói.
Tháo điểm nghẽn chính sách để phát triển công nghiệp văn hóa PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ góc nhìn về thể chế, chính sách và nguồn lực cho văn hóa Việt Nam. Ông cho biết công nghiệp văn hóa là vấn đề được nhiều đại biểu thảo luận.
09:07 17/12/2022
">
Khi được hỗ trợ đầy đủ, văn hóa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
Soi kèo góc Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1
Hoàng Hà Uyên và Nguyễn Minh Châu nhận giấy khen và phần thưởng từ nhà trường (Ảnh: Minh Sơn).
Phần thưởng đặc biệt của mỗi em là miếng vàng 3 chỉ, có in logo trường với hình con rồng bay lên và dòng chữ "nhân văn, khai phóng".
Đại diện nhà trường cho biết, món quà có giá trị cao nhưng chứa thông điệp sâu sắc về tinh thần, rằng mọi nỗ lực học tập không chỉ mang đến cho mỗi cá nhân cuộc sống tốt đẹp hơn mà còn khuyến khích các em đem tri thức cống hiến cho cộng đồng.
Ngoài hai học sinh tiêu biểu nói trên, nhà trường còn tặng thưởng cho 7 học sinh có điểm trung bình môn cao nhất mỗi khối lớp.
Năm học 2023-2024 đánh dấu 32 năm thành lập trường. Học sinh của trường giành 353 giải thể thao, văn hóa cấp quận, thành phố, quốc gia và quốc tế. Thành tích này góp phần đưa khối THCS của trường xếp hạng 4 trong tổng số các trường tư thục của thành phố.
Lễ bế giảng của năm học cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 tại Trường THCS&THPT M.V. Lômônôxốp được tổ chức dưới hình thức một ngày hội triển lãm học tập - sáng tạo.
Màn đồng diễn lá cờ Tổ quốc của học sinh khối 6, 7 (Ảnh: Minh Sơn).
Màn đồng diễn lá cờ Tổ quốc của học sinh khối 6, 7 là một trong những lát cắt gây xúc động mạnh mẽ mở màn cho ngày hội.
Sau bài diễn văn bế giảng ngắn gọn của thầy hiệu trưởng và các nghi thức vinh danh, hơn 2.000 học sinh toàn trường tỏa đi các gian hàng để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm thiết kế sản phẩm học tập thuộc nhiều lĩnh vực, từ văn chương, âm nhạc, hội họa, thể thao đến toán học, robot, công nghệ thông tin và hoạt động xã hội.
Học sinh và giáo viên vui chơi trong lễ bế giảng được tổ chức như một ngày hội trải nghiệm sáng tạo (Ảnh: Minh Sơn).
Đây cũng là hoạt động trải nghiệm cuối cùng khép lại một năm học nhiều thành tích và ý nghĩa.
">
Nhà trường thưởng 3 chỉ vàng cho học sinh xuất sắc trong lễ bế giảng
-
Lời giải tham khảo môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT quốc gia 2017. Cập nhật lời giải tham khảo tốt nghiệp THPT quốc gia môn tiếng Anh của Bộ GD-ĐT năm 2017 nhanh nhất trên báo VietNamNet. Lời giải tham khảo môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT quốc gia 2017 mã đề 423
Chiều nay 23/6, các thí sinh tiếp tục làm bài thi môn tiếng Anh. Bài thi môn tiếng Anh được làm dưới hình thức trắc nghiệm trong vòng 60 phút, bắt đầu từ 14 giờ 30 phút tới 15 giờ 30 phút.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. Với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT sẽ phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Các thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể chọn dự thi cả bài thi Ngoại ngữ, điểm bài thi này để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, không dùng để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Để xét tuyển ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, các đơn vị hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh vào ngày 07/7/2017.
Công bố kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 14/7/2017.
• BAN GIÁO DỤC
">
Đáp án môn tiếng Anh mã đề 423 THPT quốc gia năm 2017
Ngay sau khi Nguyễn Thị Ngọc Anh đoạt vương miện Hoa hậu các dân tộcViệt Nam, loạt những tin đồn xung quanh cuộc thi như thí sinh mua giải, thí sinhcặp kè với con trai của thành viên BTC khiến dư luận hết sức quan tâm.
Học giả Harvard và bản nhạc dành tặng Việt Nam ">
Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam dính nghi án mua giải
Đan Lê kể vì không tìm được khách sạn để nghỉ nên vợ chồng cô sinh ra cãi vã. Khải Anh đổ hết tội lỗi lên đầu Đan Lê bởi "cô là người quyết mọi thứ". Ngay lúc đó, Đan Lê đã khóc ngon lành vì nhiều ấm ức dồn nén.
"Em đã cố gắng chờ anh để cùng tìm chỗ nghỉ. Em đợi mãi, đợi mãi. Đã 22 tiếng em không ngủ anh biết không!? Và anh luôn nói: Em quyết đi! Nhưng lại không hài lòng với sự lựa chọn của em ... Em chỉ muốn anh chủ động, muốn một lần trong đời, mình không phải chạy theo anh sắp xếp mọi thứ", Đan Lê viết.
Như nhận ra mình đã sai, Khải Anh bối rối với chính lời trách cứ và thái độ nóng nảy của Đan Lê. Anh bối rối với cả những giọt nước mắt lã chã trên gò má nhợt nhạt vì thiếu ngủ của cô. Chính vì thế, Đan Lê khoe cô đã được vỗ về bằng một câu không thể đơn giản hơn từ chồng "Có anh ở đây rồi".
Đan Lê kể, đây là chuyến đi đáng nhớ, đầy kỷ niệm với cặp đôi.
Đan Lê và Khải Anh yêu nhau từ thời còn là học sinh THPT Thăng Long, Hà Nội. Xinh trai đẹp gái và đều giỏi giang, họ là cặp tình nhân nổi tiếng không kém các hot boy, hot girl thời nay. Đan Lê kể cô và chồng gặp nhau ở đội văn nghệ trường năm 1998, làm bạn với nhau rồi trở thành người yêu vào mùa Valentine năm 1999.
Nhưng chuyện tình đẹp của họ cũng trải qua vô vàn sóng gió. Trong đó, lần chia ly lớn đầu tiên là khi Khải Anh lên đường du học. "Hình hai đứa ôm nhau khóc thút thít ở sân bay, khi anh chuẩn bị lên đường đi du học. Hình cô xinh xinh lúc 18, đôi mươi tặng anh để mỗi lần nhớ người yêu anh mang ra ngắm", Đan Lê từng chia sẻ.
Và họ đã có lúc chia tay, tưởng như không bao giờ xuất hiện trong cuộc đời nhau nữa. Mỗi người theo đuổi những mối tình khác, thậm chí Đan Lê đã có một cuộc hôn nhân khác.
Nhưng số phận không để họ xa nhau. Đến một ngày, họ gặp lại nhau, khi cõi lòng cô tan vỡ và anh đủ nhận ra đâu là chân ái của đời mình. Cô trở lại nơi đã nghĩ sẽ không bao giờ còn đặt chân đến nữa.
Sau đám cưới vào năm 2011, Đan Lê và Khải Anh hạnh phúc bên nhau trong sự ủng hộ của gia đình. Valentine 2019, Khải Anh cũng đăng ảnh trao nụ hôn ngọt ngào cho vợ với lời nhắn bằng tiếng Anh: "Anh yêu em rất nhiều".
Hiện tại, họ có 2 con là Khải Minh và Khải Nguyên. Đan Lê dù 2 con nhưng được khen là ngày càng xinh đẹp. Về công việc, Đan Lê từng có thời gian làm MC thời tiết của VTV, cô cũng tham gia đóng phim "Ba đám cưới một đời chồng'', ''Con đường sáng'', ''Cầu vồng tình yêu'', "Người phán xử"... và hiện đang làm MC của Đài VTC.
Ngân An
Đan Lê: 'Tôi là người biết điều, chẳng làm gì quá đáng để chồng phải nhịn' “Tôi nghĩ, tôi là người biết điều, chẳng làm gì quá đáng để ai phải nhịn cả. Và thật ra, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cũng chẳng có ai nhịn mãi ai bao giờ”, Đan Lê bộc bạch.
">